Theo chia sẻ của những người chơi thủy sinh thì trong bể ít nhất cũng phải có một vài cây dương xỉ vì công dụng tuyệt vời của nó. Dương xỉ thủy sinh có rất nhiều loại với kích thước và hình dáng lá khác nhau như: dương xỉ lá kim, dương xỉ Châu Phi, dương xỉ sừng hươu,… Sau đây sẽ là một vài thông tin khi chăm sóc dương xỉ lá kim vô cùng hữu ích cho bạn.
-
Xuất xứ và đặc điểm của dương xỉ lá kim
-
Xuất xứ của dương xỉ lá kim:
Cây dương xỉ lá kim có xuất xứ từ vùng nhiệt đới Châu Á, trước đây cây thủy sinh dương xỉ lá kim thường được gộp chung như dương xỉ thường, sau này trong giới thủy sinh chia ra để dễ phân biệt. Thân lá của chúng có hình dáng tương tự như cây dương xỉ thường nhưng có kích thước nhỏ và tán lá hẹp hơn. Người ta thường dùng cây dương xỉ lá kim cho những hồ thủy sinh nhỏ hoặc dùng để trang trí ở tiền cảnh và trung cảnh là chủ yếu.
-
Đặc điểm cây dương xỉ lá kim thủy sinh:
– Tên khoa học : Microsorum pteropus ”Narrow”
– Vị trí trồng: tiền , trung , hậu
– Kích thước: 10 – 20cm
– Màu sắc: xanh lá
– Ánh sáng: từ thấp đến cao
– Nhiệt độ: sinh sống ở khoảng 4-30 độ C
– pH: 5.0 – 8.0
– Tốc độ sinh trưởng: chậm
– Chăm sóc: rất dễ
– Trồng cạn và bán cạn: được
-
Cách trồng dương xỉ lá kim trong hồ thủy sinh
Dương xỉ lá kim là loại cây thủy sinh có sức sống cao, dễ trồng lại có hình dang đẹp, thích hợp cho cả hồ thủy sinh vừa và nhỏ. Tuy có sức sống cao nhưng nó sinh sản chậm và cần có một vài lưu ý khi trồng:
- Không nên cắm trực tiếp xuống nền mà hãy buộc lên đá hoặc lũa thủy sinh
-
Setup hồ thủy sinh Dương Xỉ
Bạn nên hạn chế việc cắm cây thủy sinh dương xỉ lá kim này xuống nền vì rễ dễ bị úng. Ngoài ra cách tốt nhất để chúng dễ là nên cột lên đá và lũa thủy sinh.
Xem thêm các mẫu Dương xỉ thủy sinh khác
- Mối quan hệ giữa ánh sáng và dòng chảy nước lên tốc độ sinh trưởng của dương xỉ lá kim
+ Hầu hết dương xỉ sinh trưởng tốt trong môi trường ánh sáng yếu, nhưng nếu bạn thích chúng mọc với tán lá to và rám nắng một chút thì cung cấp đủ ánh sáng là một điều không thể bỏ sót. Hầu hết các loại dương xỉ thích ứng với ánh sáng mặt trời yếu, bất kể thể nước hay thể cạn. Những người chơi thủy sinh thiết kế những mẫu bể thủy sinh pha trộn giữ nhiều phong cách sẽ phải chỉnh ánh sáng cần thiết cho nhiều loại cây khác nhau trong cùng một bể cá.
+ Nếu bạn quan sát kỹ vào gốc và rễ của dương xỉ lá kim, bạn sẽ thấy nó thuộc loài thân mộc, vậy nên nó hợp với nơi có dòng nước chảy và có đủ Co2. Nếu bạn trồng chúng ở nơi có dòng chảy yếu, bộ rễ của nó sẽ có điều kiện tốt hơn để bám nhưng bộ lá của nó sẽ không đẹp như khi ở nơi có dòng chảy mạnh. Tùy theo nhu cầu và cảnh quan trong hồ thủy sinh mà bạn có thể điều chỉnh dòng chảy cho phù hợp.
Vậy là chúng ta đã biết cách chăm sóc dương xỉ lá kim sao cho chính xác rồi đấy! Hãy chia sẻ với chocamekong nếu bạn có thêm bất cứ thắc mắc nào liên quan tới dương xỉ thủy sinh, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.